Lịch sử Thiên_hoàng

Nguồn gốc

Mặc dù Thiên hoàng đã là biểu tượng của tính liên tục với quá khứ, mức độ quyền lực được thực hiện bởi các hoàng đế của Nhật Bản được thay đổi đáng kể trong lịch sử Nhật Bản. Vào đầu thế kỷ thứ VII, Thiên hoàng bắt đầu được gọi là Thiên tử (天子, tenshi?, hoặc 天子様 tenshi-sama) [4].

Thiên hoàng được ghi lại sớm nhất trong KojikiNihon ShokiThiên hoàng Jimmu, người được cho là hậu duệ của cháu nữ thần AmaterasuNinigi, người mà theo truyền thuyết đã xuống từ Thiên đường (Tenson kōrin). Theo Nihon Shoki, các Thiên hoàng là một dòng dõi nam giới không bị gián đoạn trong hơn 2600 năm. Tuy có những vị Hoàng hậu hoặc Hoàng nữ lên ngôi, nhưng nhiều ý kiến cho rằng họ chỉ là các nhiếp chính trong một khoảng thời gian nhất định. Chìa khóa để hiểu biết về nguồn gốc của triều đình Nhật Bản có thể nằm trong các ngôi mộ hoàng gia cổ đại được gọi là Kofun (古墳; cổ phần). Tuy nhiên kể từ thời kỳ Minh Trị, Cơ quan nội chính Hoàng gia đã từ chối mở cửa Kofun cho công chúng hoặc các nhà khảo cổ, với lý do là không để làm phiền linh hồn của các vị vua trong quá khứ. Vào tháng 12 năm 2006, Cơ quan nội chính Hoàng gia thay đổi quyết định này và cho phép các nhà nghiên cứu tiến vào một số kofun mà không bị giới hạn.

Theo truyền thống thì Thiên hoàng được giáo dục bởi gia sư. Ví dụ, Thiên hoàng Đại ChínhNogi Maresuke, Thiên hoàng Chiêu HòaNguyên soái Tōgō Heihachirō, Thiên hoàng AkihitoElizabeth Gray ViningShinzo Koizumi làm gia sư.

Đảng tranh

Bài chi tiết: Sesshō và KampakuMạc phủ

Từ năm 1192 đến 1867, chủ quyền của nhà nước được thực hiện bởi Shogun hoặc các quan Nhiếp chính (Sesshō và Kampaku). Vào lúc này, Thiên hoàng tuy có danh nghĩa đứng đầu, nhưng người cai trị thực sự lại là các vị này.

Đã có sáu gia đình không thuộc hoàng gia đã kiểm soát Thiên hoàng: Soga (530 - 645), Fujiwara (850 - 1070), Taira (1159 - 1180), Minamoto (và Mạc phủ Kamakura) (1192 - 1333), Ashikaga (1336 - 1565) và Tokugawa (1603 - 1867). Tuy nhiên, mỗi Shogun từ các gia đình Minamoto, Ashikaga và Tokugawa phải được chính thức công nhận bởi Thiên hoàng, người vẫn là nắm chủ quyền, mặc dù không thể thực hiện quyền hạn của mình một cách độc lập khỏi Mạc phủ.

Tầng lớp Samurai từ thế kỷ thứ X có địa vị rất thấp, họ mang nghĩa đúng của lính đánh thuê và bị các đại gia tộc quyền quý khinh nhờn, nhưng sự phát triển lớn mạnh của tầng lớp này dần dần làm suy yếu quyền lực của quý tộc lẫn hoàng gia trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến một thời điểm bất ổn. Vào lúc đó, Taira no Kiyomori xuất hiện, ông là người đầu tiên khiến Samurai có địa vị ưu việt, và Minamoto no Yoritomo tiếp tục kế thừa thành quả, tạo nên nền chính trị Shogun đầu tiên, có tên là Mạc phủ Kamakura. Các Thiên hoàng bắt đầu xung đột với các Shogun trị vì. Một số trường hợp, chẳng hạn như cuộc nổi dậy năm 1221 của Thiên hoàng Go-Toba chống lại Mạc phủ Kamakura, và cuộc Tân chính Kemmu năm 1336 dưới thời Thiên hoàng Go-Daigo đã thể hiện một cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa hoàng gia và chính phủ quân sự của Nhật Bản.

Khi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đầu tiên tiếp xúc với người Nhật ở thời kỳ Nanban, họ so sánh Thiên hoàng, người nắm biểu tượng quyền lực tối cao nhưng rất có rất ít quyền lực chính trị với Giáo hoàng, và Shogun với các nhà cai trị thế tục ở châu Âu (ví dụ như Hoàng đế La Mã Thần thánh). Họ thậm chí còn sử dụng thuật ngữ "Hoàng đế" để gọi các Shogun hoặc quan Nhiếp chính, ví dụ: trong trường hợp của Toyotomi Hideyoshi, người được các nhà truyền giáo gọi là "Hoàng đế Taico-sama". Từ "Taiko", là một kính xưng của một quan Kampaku đã nghỉ hưu, và "sama" là một kính ngữ, hán văn là [Dạng; 様; さま].

Vấn đề lãnh thổ

Cho đến những thế kỷ gần đây, lãnh thổ của Nhật Bản chưa bao gồm một số vùng xa xôi của lãnh thổ hiện đại của nó. Cái tên Nippon chỉ được sử dụng trong những thế kỉ sau khi hoàng gia được thành lập. Chính phủ tập trung chỉ bắt đầu xuất hiện ngay trước và trong thời gian của Thái tử Shotoku (572-622). Thiên hoàng về cơ bản là một hiện thân của sự hòa hợp thiêng liêng hơn là người đứng đầu của một chính quyền cai trị thực tế. Tại Nhật Bản, luôn luôn dễ dàng cho các lãnh chúa đầy tham vọng nắm giữ quyền lực thực tế, vì các vị trí như vậy không mâu thuẫn với vị trí của Thiên hoàng. Chính phủ nghị viện ngày nay tiếp tục tồn tại bên cạnh Thiên hoàng như các tướng quân, quan nhiếp chính, lãnh chúa, người giám hộ... trước kia.

Trong lịch sử, danh hiệu "Tennō" ở Nhật Bản chưa bao gồm chỉ định lãnh thổ như là trường hợp với nhiều vị vua châu Âu. Vị trí của Thiên hoàng là một hiện tượng lãnh thổ độc lập - Thiên hoàng là Thiên hoàng, thậm chí nếu ông có thuộc hạ trong một tỉnh.

Minh Trị Duy tân

Bài chi tiết: Minh Trị Duy tân

Sau khi Tàu Đen của Phó Đề đốc Matthew C. Perry của Hải quân Hoa Kỳ dùng vũ lực buộc Nhật Bản mở lại giao dịch thương mại với nước ngoài và việc Mạc phủ không có khả năng cản trở cuộc tấn công của những "kẻ man rợ", Thiên hoàng Kōmei bắt đầu khẳng định quyền lực chính trị của ông. Đến đầu những năm 1860, mối quan hệ giữa triều đình và Mạc phủ đã bị thay đổi một cách triệt để. Các lãnh địa bất mãn và ronin bắt đầu tụ hội dưới khẩu hiệu sonnō jōi ("tôn thờ hoàng đế, trục xuất những kẻ man rợ"). Các lãnh địa của SatsumaChōshū, kẻ thù truyền kiếp của Tokugawa đã tận dụng cuộc khủng hoảng này để đoàn kết các lực lượng của họ và giành được một chiến thắng quân sự quan trọng bên ngoài Kyoto chống lại lực lượng của Tokugawa.

Năm 1868, Mạc phủ bị giải tán. Một hiến pháp mới đã mô tả Thiên hoàng là "người đứng đầu đế chế, kết hợp trong chính người là chủ quyền", mà quyền lợi bao gồm xử phạt và ban hành pháp luật, chấp hành và thực hiện "mệnh lệnh tối cao của quân đội và hải quân". Một hội nghị được tạo ra vào năm 1893 cũng tôn Thiên hoàng là nhà lãnh đạo của Sở chỉ huy đế quốc.

Sau Thế chiến thứ hai

Vai trò của Thiên hoàng là người đứng đầu của Thần đạo Quốc gia bị lợi dụng trong thời gian chiến tranh để tạo ra một sự tôn sùng hoàng gia đã dẫn đến chiến thuật tấn công cảm tử thần phong và các hành vi cuồng tín khác. Điều này đã dẫn đến việc Tuyên bố Potsdam yêu cầu việc "phải xác định thời hạn cho việc loại bỏ tất cả các quyền hạn và ảnh hưởng của những người đã lừa dối người dân Nhật Bản bắt tay vào cuộc chinh phục thế giới".

Sau khi Nhật đầu hàng, quân Đồng minh đã ban hành Chỉ thị Thần đạo để chia tách nhà thờ khỏi nhà nước trong phạm vi toàn Nhật Bản, dẫn đến Tuyên ngôn nhân gian của Thiên hoàng đương nhiệm. Sau đó, một hiến pháp mới đã được soạn thảo để xác định vai trò của Thiên hoàng và chính phủ. Hiến pháp quy định về một Thể chế Đại nghị của chính phủ và đảm bảo các quyền cơ bản nhất định. Theo các điều khoản của nó, Thiên hoàng là "biểu tượng của Quốc gia và của sự thống nhất của nhân dân" [5] và nắm một vai trò hoàn toàn theo nghi lễ mà không có sự sở hữu chủ quyền.

Hiến pháp, hay còn được gọi là "Hiến pháp Nhật Bản" (日本國憲法, Nihonkoku-Kenpō?), "Hiến pháp thời hậu chiến" (戦後憲法, Sengo-Kenpō?) hoặc "Hiến pháp Hòa bình" (平和憲法, Heiwa-Kenpō?), được lập ra theo sự chiếm đóng của Đồng minh sau Thế Chiến II và được dự định là nhằm để thay thế chế độ quân chủ và quân phiệt tuyệt đối trước đó của Nhật Bản với một hình thức dân chủ tự do. Hiện nay, đây là một tài liệu cơ bản và không hề bị sửa đổi kể từ khi nó được thông qua.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thiên_hoàng http://www.friesian.com/sangoku.htm#japan http://books.google.com/books?id=kO0tUpCViA8C&pg=P... http://www.msnbc.msn.com/id/16471340/ http://www.usatoday.com/money/world/2007-01-03-jap... http://www.youtube.com/watch?v=bVYP66nRSO8 http://www.youtube.com/watch?v=fAY-7gl21i0 http://www.youtube.com/watch?v=gBcygK0uQ7E http://www.youtube.com/watch?v=hEkWcXFZz2c http://nirc.nanzan-u.ac.jp/nfile/1853 http://www.japantimes.co.jp/news/2013/11/14/nation...